Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Tiên Nguyễn chính thức hết bệnh và về nhà: 'Hy sinh cho con là cha mẹ, mở rộng vòng tay đón con trở về là Việt Nam'

Những ngày vừa qua, dịch bệnh Covid-19 đã có những diễn biến phức tạp khiến đông đảo người dân quan tâm. Giữa thời điểm nhạy cảm, tin vui Tiên Nguyễn - em chồng Hà Tăng cũng là con gái của vợ chồng tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn nhận kết quả âm tính với virus corona sau thời gian dài điều trị khiến nhiều người vô cùng an tâm. 

Được biết, con gái "vua hàng hiệu" Johnathan Hạnh Nguyễn đã được các y bác sĩ tại BV Bệnh nhiệt đới TP.HCM chăm sóc ân cần.

Mới đây, Tiên Nguyễn chia sẻ tin vui khỏi bệnh và được xuất viện về nhà trên Instagram cá nhân với nội dung như sau:

Hôm nay Tiên đã hết bệnh và được xuất viện!

Sinh con ra, lo lắng và hy sinh cho con lúc bình yên cũng như sóng gió là cha mẹ.

Mở rộng vòng tay đón con trở về trong lúc hoạn nạn là quê hương, là tổ quốc Việt Nam.

Cứu con, chữa trị và chăm sóc con qua cơn bạo bệnh là các y bác sĩ và điều dưỡng Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM.

Con xin tri ân và trân trọng cám ơn.

Tiên cũng xin chân thành cám ơn bạn bè người thân Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog và những người yêu mến Tiên đã theo dõi và động viên tinh thần Tiên suốt thời gian qua!

Tiên sẽ chính thức quản lý quỹ từ thiện của tập đoàn, và mong rằng những nhà hảo tâm trong và ngoài nước cùng chung tay góp sức với Tiên làm nhiều việc ý nghĩa cho cộng đồng.

Rất nhiều bạn bè, dân mạng đã để lại bình luận chúc mừng Tiên Nguyễn và mong cô sẽ hoàn thành xuất sắc trong vai trò mời để đóng góp cho cộng đồng.

Tiên Nguyễn chính thức hết bệnh và về nhà: Hy sinh cho con là cha mẹ, mở rộng vòng tay đón con trở về là Việt Nam - Ảnh 2.

Tiên Nguyễn nở nụ cười khi nhận được kết quả âm tính Covid-19 sau thời gian điều trị.

Chuyên gia lý giải vì sao người dân phương Tây khó chấp hành lệnh phong tỏa

Bài học từ nước Ý

Khi số ca nhiễm tiếp tục lan rộng ở Ý, toàn bộ đất nước đã bị phong tỏa vào ngày 9/3, với quy định những người vi phạm sẽ bị phạt với mức 232 USD và 6 tháng tù giam.

Nhưng hàng Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog trăm ngàn người Ý kể từ đó đã bị cảnh sát bắt giữ vì đã vi phạm lệnh cấm. Sau đó, quân đội đã được điều động để hỗ trợ thực thi các quy định khi số ca tử vong tăng vọt và các bệnh viện oằn mình dưới sự quá tải. Thời điểm Ý tuyên bố hơn 1.400 người chết trong khoảng thời gian 2 ngày, chính quyền đã buộc phải ban hành những hạn chế nghiêm ngặt hơn nữa đối với người dân và doanh nghiệp.

Trong khi châu Âu đã trở thành tâm dịch thay thế Trung Quốc, nhiều nước phương Tây dường như không học được từ ví dụ của Ý.

Tại London, mọi người vẫn đổ xô đến các công viên để đắm mình trong một ngày cuối tuần đầy nắng bất chấp lời khuyên của chính phủ. Thủ tướng Anh Boris Johnson đã đẩy mạnh các biện pháp và quyết định phong tỏa cả nước.

Theo đó, mọi người sẽ chỉ được phép rời khỏi nhà để thực hiện các việc như mua sắm các nhu yếu phẩm cơ bản, tập thể dục, dịch vụ y tế hoặc những việc thực sự cần thiết. Các cuộc tụ tập công cộng sẽ bị phạt tiền.

Bộ trưởng Y tế Vương quốc Anh Matt Hancock trước đó nói rằng những công dân không thực hành các biện pháp cách ly xã hội là "rất ích kỷ", trong khi Thống đốc New York Andrew Cuomo mô tả mọi người tụ tập trong công viên là một "sai lầm", "kiêu ngạo" và "vô cảm".

Nguyên nhân người dân bất cấp lệnh cấm

Nhưng Nick Chater, giáo sư bộ môn Khoa học hành vi tại Trường kinh doanh Warwick, nói với CNN rằng các nhà lãnh đạo phương Tây đã "rất lẫn lộn trong thông điệp của họ" khi họ dần yêu cầu đóng cửa các quán bar, nhà hàng, nhà hát và trường học trong nhưng chỉ kêu gọi công chúng lắng nghe lời khuyên để giúp ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.

"Khi mọi người nhận được lời khuyên khá nhẹ nhàng để làm một cái gì đó, tôi không nghĩ họ xem điều là cần thiết phải làm điều đó bằng mọi cách. Vì vậy, chúng ta không nói chúng tôi khuyên bạn nên dừng đèn đỏ, chúng tôi khuyên bạn bạn lái xe ở bên này đường... Chúng ta chỉ nói rằng bạn phải làm việc này. Nếu không, bạn đang vi phạm luật", ông nói thêm.

Các chính phủ phương Tây đã miễn cưỡng thực hiện các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt. Trong khi đó, Trung Quốc đã nhanh chóng áp dụng biện pháp này chỉ sau khi dịch Covid-19 bùng nổ.

Vào cuối tuần, đám đông vẫn đổ xuống bãi biển California, trên những con đường mòn đi bộ hay ở công viên, bất chấp quy định tránh tiếp xúc gần với người khác của tiểu bang. Bãi biển Bondi nổi tiếng của Úc cũng chật cứng hàng nghìn người, cho đến khi chính quyền bang đóng cửa bãi biển.

Những người phẫn nộ trên mạng truyền thông xã hội đã chia sẻ hình ảnh của các đường phố và điểm du lịch đông người, và gọi những người phớt lờ các quy tắc là "Covidiots" (ghép từ Covid và idiots - những kẻ ngốc).

Thống đốc bang California, ông Gavin Newsom đã nói với những người trẻ tuổi ở các bãi biển: "Đừng ích kỷ" trong khi Thủ tướng Úc Scott Morrison chỉ trích thái độ "coi thường" các quy tắc cách ly xã hội.

Nhưng ông Chater cho rằng những phát ngôn này không đủ. "Có một sự thất bại lớn về truyền thông", ông nói. "Nhìn vào Trung Quốc và Hàn Quốc, chúng tôi có thể thấy những chiến lược thực sự có hiệu quả: ở Trung Quốc, vấn đề chính là phong tỏa rất nghiêm ngặt, có thể là nghiêm ngặt hơn mức cần thiết. Nhưng chúng tôi biết rằng việc phong tỏa chặt chẽ sẽ có hiệu quả. Còn ở Hàn Quốc, mọi người vẫn được tự do di chuyển, nhưng quốc gia này đã tiến hành xét nghiệm trên quy lớn trong một thời gian ngắn. Có lẽ chúng ta cần phải kết hợp các chiến lược đó", ông nói thêm.

Mặc dù những quy định nghiêm ngặt ở Trung Quốc đã khiến một số cư dân không thể rời khỏi nhà trong hơn một tháng và khiến nền kinh tế suy thoái nghiêm trọng nhưng nhờ vậy, Trung Quốc đã có nhiều ngày không ghi nhận các ca nhiễm mới trong nước, hầu hết các ca mới phát hiện đều từ nước ngoài trở về.

Cách ly xã hội cũng là biện pháp hiệu quả nhất để giữ tỷ lệ lây nhiễm ở Hồng Kông ở mức thấp, mặc dù các ca nhiễm có dấu hiệu tăng trở lại.

Một số nước châu Âu hiện đang có nhiều hành động để làm chậm sự lây lan của virus. Ở Pháp, hàng ngàn khoản phạt tiền đã được ban hành cho những người vi phạm, trong khi nhiều công viên và bãi biển đang bắt đầu đóng cửa.

Nhưng nếu các nhà lãnh đạo nếu muốn mọi người thực hiện, phải biến các quy định này thành bắt buộc, trước khi quá muộn, ông Chatter nhấn mạnh.

NÓNG: Toàn bộ quân Mỹ báo động khẩn, căn cứ ở Iraq bất ngờ bị tấn công, Patriot đã khai hỏa

Hãng thông tấn Anadolu của Thổ Nhĩ Kỳ vừa đưa tin nóng cho biết hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ mới triển khai tới Iraq đã khai hỏa đánh chặn nhiều mục tiêu nguy hiểm nhằm vào căn cứ ‘Ayn Al-Assad.

‘Ayn Al-Assad chính là căn cứ ở tỉnh Al-Anbar, Iraq, nơi hứng chịu đòn tập kích tên lửa đạn đạo kinh hoàng của Iran khiến hơn 100 binh sĩ Mỹ bị chấn động não phải cấp cứu cách đây không lâu.

Anadolu cho biết Quân đội Mỹ Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog đã bắn hạ thành công các tên lửa của kẻ định trước khi chúng kịp tới được mục tiêu đã định.

Dẫn nguồn từ một quan chức Iraq, Anadolu khẳng định hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ đã bắn hạ 2 quả đạn đang trên đường bay tới căn cứ ‘Ayn Al-Assad Base nằm ở phía Tây Al-Ramadi.

Trước đó, vào hôm qua, Thứ Hai (31/03/2020), Mỹ tuyên bố đã triển khai xong hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot đầu tiên tới Iraq. Động thái này diễn ra chỉ vài tuần sau khi các lực lượng Mỹ bắt đầu rút quân khỏi nhiều căn cứ nhỏ trên khắp đất nước Iraq.

Tuần vừa rồi tờ New York Times cho biết Quân đội Mỹ ở Iraq đã được lệnh vào cấp báo động chiến đấu cao khi Washington nhận định các lực lượng mình tại đây có thể sẽ phải đối mặt với những đòn tấn công lớn của những nhóm vũ trang bản địa do Iran hậu thuẫn.

Những tác hại của Covid-19 với ngành ôtô

Tạm dừng sản xuất, đóng cửa nhà máy

Nguy cơ tăng cao từ dịch bệnh cũng như các quy định về cách ly, xung đột về lợi ích kinh tế khiến nhiều hãng xe phải dừng sản xuất. Cổ phiếu của General Motors (GM) đóng cửa hôm 23/2 tại 17 USD, mất 47% thị giá tính từ tháng 7/2019. Những hãng xe lớn khác cũng phải chịu sự sụt giảm tương tự.

Với kết quả xét nghiệm dương tính của một số nhân viên, các hãng như Ford và GM đóng cửa nhà máy tại một số địa phương, và gần đây nhất là tất cả nhà máy ở Bắc Mỹ. Các hãng như Kia, Nissan, Hyundai, Volvo và những thương hiệu khác cũng hành động tương tự, đẩy sự căng thẳng về kinh tế lây sang các hãng khác, đồng thời khiến sản lượng sụt giảm nghiêm trọng.

Chuỗi cung ứng gián đoạn

Tất cả chuỗi cung ứng ngành ôtô bị ảnh hưởng, như thiếu linh kiện nghiêm trọng cho các hãng sản xuất và giảm nhu cầu. Bo mạch, linh kiện điện tử cũng như các bộ phận riêng lẻ khác đều bị chậm trễ hoặc thiếu hụt. Ví dụ, Audi phải dừng sản xuất mẫu SUV chạy điện e-tron do thiếu pin từ nhà cung ứng LG Chem.

Các hãng cung ứng linh phụ kiện ôtô chủ chốt như Marelli, Bosch Continental, Brembo và Schaeffler đều tạm dừng sản xuất hoặc giảm sản lượng linh phụ kiện. Việc sản xuất các loại linh kiện quan trọng ở Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng do dịch bệnh và nhu cầu giảm.

Giảm khối lượng xuất khẩu cũng khiến nhiều hãng sản xuất nhôm phải giảm giá thành để cân bằng giữ cung và cầu. Sản xuất chất dẻo - là yếu tố chủ yếu để sản xuất vật tư y tế - cũng phải tạm dừng tại một số nhà máy.

Một công nhân đeo khẩu trang khi đang làm việc tại dây chuyền lắp ráp ghế ôtô tại một nhà máy ở Thương Hải, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Một công nhân đeo khẩu trang khi đang làm việc tại dây chuyền lắp ráp ghế ôtô tại một nhà máy ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Kinh tế toàn cầu đình trệ

Thị trường chứng khoán Mỹ gần đây phải chịu đựng những đợt sóng chuyển đổi triệt để và thị trường toàn cầu cũng ở tình trạng chung trong nhiều tháng. Các nhà đầu tư phải chạy đua để bù đắp những tổn thất và dự đoán sự biến đổi nhanh như tên lửa đối với các công ty cũng như cá nhân. Chỉ số Nhà quản trị mua hàng - Purchasing Managers’ Index (PMI) - lao dốc 46,1 điểm trong tháng 2, mức thấp kỷ lục.

Sức mua và nhu cầu giảm đối với xe hơi. Tại Trung Quốc, doanh số ôtô giảm 80% và tại Mỹ, doanh số tụt dốc hàng chục nghìn xe. Các nhà phân phối linh phụ kiện ôtô như AutoZone và Advance Auto Parts (đều của Mỹ) chứng kiến sự sụt giảm giá cổ phiếu.

Các sự kiện ôtô và đua xe quan trọng bị hủy bỏ

Ngành công nghiệp ôtô thể thao có những màn hoãn, hủy chưa từng có. Các giải đua đình đám là NASCAR và IndyCar đều bị dừng lại, giải 24 Hours of Le Mans bị lùi Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog tới tháng 9. Lần đầu tiên kể từ 1954, chặng mở màn F1 Monaco bị hủy.

Triển lãm Geneva (Thụy Sĩ) vốn diễn ra trong tháng 3 cũng bị hủy. Còn Ban tổ chức của Triển lãm ôtô Bắc Mỹ (NAIAS), diễn ra ở Detroit, Michigan (Mỹ) cũng thông báo hủy sự kiện năm nay. Nơi tổ chức NAIAS được trưng dụng và cải tạo thành một bệnh viện dã chiến để phục vụ bệnh nhân Covid-19.

Các hãng xe thành lập lực lượng đặc biệt

Trong nỗ lực bảo vệ nhân viên và ngăn lây nhiễm, Ford và GM hợp tác với các hiệp hội công nhân trong ngành, tạo ra một đơn vị tác chiến, với những biện pháp và thủ tục đối với các công nhân, những người vẫn làm việc cũng như những ai đã được cho về nhà. Hành động này sẽ giúp các hãng hạn chế sự lây nhiễm trong số các nhân viên và quan chức, nhưng cũng có thể phải hạn chế số lao động trong một thời gian.

Nhiều hãng xe cũng tìm cách trấn an khách hàng với những mô hình dịch vụ mới. Trong nỗ lực ngăn chặn giảm doanh số, các hãng tạo ra những chương trình thanh toán đặc biệt và khuyến mãi hấp dẫn .

Những phương án thay thế và lựa chọn ảo

Với tinh thần lạc quan, NASCAR và game đua xe trực tuyến iRacing tái tạo đường đua Homestead-Miami Speedway, nơi 20 tay đua tranh tài qua màn hình. Gia đình xe thể thao toàn cầu với khoảng 30.000 người đã chứng kiến cuộc đua trên Twitter nơi tay đua người Mỹ Denny Hamlin giành chiến thắng.

Các hãng xe sản xuất thiết bị y tế và bảo hộ cá nhân

Khi các thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) được tiêu thụ với tốc độ chóng mặt, và số bệnh nhân tăng mỗi ngày, nhiều hãng được khuyến khích tham gia sản xuất các thiết bị y tế, như khẩu trang, nón kính bảo hộ, hay máy trợ thở.

Ford hợp tác với 3M và GE Healthcare, làm ra phiên bản đơn giản hóa của thiết kế máy trợ thở hiện nay của GE. Các kỹ sư của Ford cũng giúp đẩy nhanh sản lượng mặt nạ lọc bụi cấp khí (PAPRs) của 3M bằng những linh kiện từ cả hai hãng.

General Motors (GM) và Fiat Chrysler Automobiles (FCA) cũng tham gia vào những nỗ lực nhằm cung cấp thiết bị bảo hộ y tế cho toàn hệ thống trên khắp nước Mỹ.

Nỗ lực vượt khó khăn

Tác động của Covid-19 khiến nền kinh tế toàn cầu không dễ hồi phục trong thời gian ngắn, nhưng sự nỗ lực đang hiện diện mỗi ngày. Mary Barra, Giám đốc điều hành của GM cho biết: "Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm cách vượt qua thời kỳ khủng hoảng này". Tuy nhiên trước mắt, việc ưu tiên vẫn là ngăn ngừa dịch bệnh lây lan và bảo vệ người lao động được an toàn. Hiện hàng trăm nghìn người thất nghiệp, hoặc nghỉ việc tạm thời, do nhiều nhà máy sản xuất ôtô phải đóng cửa.

Mỹ Anh (Theo The Things )

Tôi không có tiền vợ vẫn đòi nợ

Em là người con gái xinh đẹp, đáng yêu, nấu ăn ngon, biết lễ nghĩa, việc nhà và việc ngoài xã hội em đều đảm. Năm đầu sau cưới, cuộc sống hôn nhân của tôi rất đẹp. Tôi làm nhân viên cho một tập đoàn lớn, lương 25 triệu mỗi tháng, đưa em 15 triệu, còn lại giữ để chi tiêu. Vợ làm nhân viên ngân hàng, trước thu nhập của em trung bình từ 15 đến 20 triệu mỗi tháng. Từ khi mang thai và doạ sinh non, em nghỉ ở nhà, mọi chi tiêu trong nhà tôi là người gánh vác.

Cuộc sống sẽ không có nhiều thay đổi và hạnh phúc nếu như tôi không quyết định nghỉ việc ở tập đoàn lớn để khởi nghiệp khi vợ vừa sinh con một tháng. Vợ khóc và tìm mọi cách thuyết phục tôi vì chúng tôi chưa có nhà riêng, vẫn phải thuê, lại con nhỏ. Tôi quyết chí phải lập nghiệp để kiếm tiền cho gia đình, để nuôi con và lo cho vợ. Gia đình và em phản đối nhưng tôi vẫn quyết làm. Thấy tôi quyết tâm nên em đành đồng ý. Công việc mới thay đổi nên tôi có lấy một số vốn của vợ chồng dành dụm hồi mới cưới để làm ăn, chẳng may thua lỗ, nợ càng thêm nợ, tôi càng phải cố gắng quyết tâm nhiều hơn.

Sinh con xong nên em ở nhà bán hàng online, cuối cùng gây dựng được một cửa hàng. Thu nhập hàng tháng cũng đủ để trang trải chi tiêu trong gia đình. Em cứ như vậy vừa nuôi con vừa bán hàng, trộm vía bé nhà tôi rất bụ bẫm, ngoan ngoãn, lại thông minh hiểu chuyện. Để có những đơn hàng lớn tôi phải đi tiếp khách và ăn nhậu nhiều. Một tuần tôi phải đi đến 5 ngày, tiếp khách về cũng muộn, đa phần 2, 3h sáng mới về nhà khi vợ con đã ngủ. Thời gian để chơi với con và chăm sóc thể hiện tình cảm với vợ không nhiều. Suốt 2 năm kể từ khi tôi nghỉ việc, cuối cùng công việc của tôi cũng tiến triển, bắt đầu kiếm được thu nhập đều đặn, mỗi tháng đưa vợ 15 triệu, tuy nhiên có tháng đưa tháng thiếu. Hơn nữa trong quá trình làm ăn tôi cũng vay của vợ 300 triệu và thêm 50 triệu nữa nhưng hứa mà không trả đúng hạn.

Hôm nay chúng tôi cãi nhau. Bình thường em vẫn dịu dàng và đáp ứng tôi, giờ thì không. Vợ bảo em không đòi tôi trả nợ ngay nhưng phải cho em một cái hẹn đúng để em còn thu xếp tài chính cho gia đình, gần đây công việc làm ăn của em cũng gặp khó khăn. Tôi thấy em chẳng cần tiêu gì đến tiền nhưng cứ một mực đòi. Tôi còn nghĩ chắc em kể hết chuyện này với những người bạn, họ cười chê làm tôi càng điên tiết. Tôi thấy đã là vợ chồng phải chia sẻ khó Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog khăn với nhau, em đòi tiền trong lúc tôi không có đồng nào trong người, đang dịch bệnh như thế này thật là ích kỷ. Hay em không còn yêu tôi nữa, có người khác bên ngoài. 2 năm vừa qua tôi không có nhiều tiền nhưng đã cố gắng hết sức để làm việc lo cho gia đình một tương lai sáng hơn chứ không lười nhác. Cuộc cãi vã ngày hôm nay khiến tôi suy nghĩ và cảm thấy chán nản với vợ. Mong được các bạn chia sẻ.

Lâm

Độc giả gọi vào số 09 6658 1270 để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc.

Việt Nam trở thành 'ngọn hải đăng' về ứng phó với dịch COVID-19

Bài viết nhận định virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 hiện là thách thức đối Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó hệ thống chăm sóc sức khỏe của nhiều quốc gia phát triển đang điêu đứng. Nhà báo Sean Fleming cho rằng Việt Nam đã sớm nhận thức rõ ràng rằng nguy cơ bùng phát của dịch bệnh có thể tàn phá một đất nước đang phát triển, và Việt Nam đã hành động mau lẹ, đưa ra quyết định nhanh chóng và kịp thời.

Theo tác giả Fleming, Việt Nam đã tập trung vào các biện pháp nằm trong tầm kiểm soát của mình và giành được sự tán dương từ cộng đồng quốc tế. Việt Nam đã khởi động một loạt các sáng kiến để ngăn chặn virus lây lan ngay từ ngày 1/2, đình chỉ tất cả các chuyến bay đến và đi từ Trung Quốc; đóng cửa các trường học sau khi nghỉ Tết Nguyên đán. Hai tuần sau đó, giới chức y tế cũng nhanh chóng áp dụng các biện pháp kiểm dịch 21 ngày tại tỉnh Vĩnh Phúc, nơi có người lao động trở về từ tâm dịch Vũ Hán, Trung Quốc.

Tác giả bài báo đề cập một loạt biện pháp của Việt Nam, bao gồm cách ly 14 ngày bắt buộc đối với bất kỳ ai nhập cảnh và hủy bỏ tất cả các chuyến bay nước ngoài, cách ly những người nhiễm virus và theo dõi bất cứ người nào đã tiếp xúc với người mắc bệnh. Ngoài ra, người dân Việt Nam có tinh thần giám sát cao, chủ động phản ánh những hành động sai trái tới cơ quan chức năng, các hành vi như chia sẻ tin giả, thông tin sai lệch về virus SARS-CoV-2 đều bị xử lý.

Tác giả bài viết nêu bật những nỗ lực chủ động của Việt Nam chống COVID-19 diễn ra trong bối cảnh chất lượng cuộc sống người dân tại quốc gia này đã có sự cải thiện lớn sau hai thập niên qua. Theo đó, từ năm 2002 đến 2018, chính sách chuyển đổi kinh tế đã giúp đưa hơn 45 triệu người Việt Nam thoát nghèo.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người đã tăng hơn gấp đôi, lên hơn 2.500 USD trong năm 2018, mức tăng trưởng GDP thực tế là 7,1%. Y tế quốc gia cũng được cải thiện - tuổi thọ tăng từ 71 năm 1990 lên 76 vào năm 2015. Bài báo nhấn mạnh hệ thống chăm sóc sức khỏe của Việt Nam cũng đang được cải thiện.

Nhà báo Fleming nhận định với nguồn lực hạn chế, Việt Nam dường như đã làm cho sự bùng phát dịch bệnh này ở trong tầm kiểm soát.

Người "tiền nhiệm" của Xuân Trường và 2 đường cầu vồng làm ngạc nhiên cả châu Á

Loạt bài "90 phút phi thường" là nơi để người Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog hâm mộ cùng nhớ lại những màn trình diễn xuất sắc, ghi lại dấu ấn đậm nét của các tuyển thủ Việt Nam, từ các đàn anh như Huỳnh Đức, Hồng Sơn, Công Vinh, Thành Lương... đến những Quang Hải, Công Phượng, Đoàn Văn Hậu...

Nếu không đóng vai trò nước đồng chủ nhà, ĐT Việt Nam có lẽ không đủ sức vượt qua vòng loại Asian Cup 2007. Và khi VCK cận kề, kỳ vọng mà HLV Alfred Riedl dành cho học trò cũng không cao do chuỗi thành tích đáng buồn trước đó.

Đáng ngại hơn, Việt Nam rơi trúng bảng đấu cùng với 3 nhà vô địch: Nhật Bản - ĐKVĐ Asian Cup, Qatar - ĐKVĐ Asiad và UAE - ĐKVĐ Cúp Vùng vịnh. Để giành được 1 chiến thắng cũng không dễ chút nào chứ chưa nói đến chuyện cạnh tranh vé đi tiếp.

Trận mở màn, Việt Nam đối đầu với UAE. Bên kia chiến tuyến, đối thủ được dẫn dắt bởi HLV Bruno Metsu - người từng đưa Senegal vào tứ kết World Cup. Trong đội hình còn có Marta, Quả bóng vàng U20 World Cup 2003.

Người tiền nhiệm của Xuân Trường và 2 đường cầu vồng làm ngạc nhiên cả châu Á - Ảnh 2.

HLV Afred Riedl "bắt bài" được UAE

Tuy nhiên, nhờ nghiên cứu kỹ càng cách chơi của UAE và đưa ra sách lược hợp lý, HLV Afred Riedl đã giúp ĐT Việt Nam tạo ra thế trận không hề lép vế. Đoàn quân áo đỏ chủ động phòng ngự chặt, cố gắng bọc lót cho nhau để chống lại đối thủ có ưu thế về thể hình và tốc độ. Mỗi khi có bóng, Việt Nam thường tổ chức phản công cực nhanh nhờ các tiền vệ cánh và tiền đạo cơ động.

Thế trận giằng co kéo dài đến giữa hiệp hai, cho tới khi Minh Phương lên tiếng. Phút 64, Huỳnh Quang Thanh cắt được bóng ở giữa sân. Anh lập tức đẩy bóng cho Minh Phương rồi bất ngờ tăng tốc hướng thẳng vào vòng cấm địa.

Minh Phương xoay người, chỉ cần nửa giây suy nghĩ trước khi bấm bóng vòng qua sau lưng các hậu vệ UAE, rơi xuống ngay trước vòng cấm địa. Thanh Bình là người dứt điểm đầu tiên, nhưng cú sút không trúng bóng. Và Quang Thanh sau quãng nước rút dài hàng chục mét bất thình lình có mặt để sút tung lưới.

Một pha phối hợp quá đột biến và xuất sắc của ĐT Việt Nam. Hàng thủ UAE hoàn toàn không thể ngờ rằng người chốt hạ lại không phải những tiền đạo mà là một hậu vệ cánh như Quang Thanh.

Người tiền nhiệm của Xuân Trường và 2 đường cầu vồng làm ngạc nhiên cả châu Á - Ảnh 3.

Minh Phương nổi tiếng với những đường chuyền vượt tuyến sắc sảo

Bàn thắng thứ hai tiếp tục là khoảnh khắc thiên tài của Minh Phương. Cầm bóng ở vòng tròn giữa sân, tiền vệ người Bình Phước phất một đường chuyền dài đẹp như tranh vẽ, loại bỏ hoàn toàn hàng thủ UAE, đưa Công Vinh vào thế đối mặt với thủ môn. Công Vinh dĩ nhiên không thể bỏ lỡ cơ hội ngon ăn như vậy, khéo léo lốp bóng qua đầu thủ thành Nasser để ấn định tỉ số 2-0.

Chiến thắng của ĐT Việt Nam đã khiến cả giải đấu ngạc nhiên. Hóa ra, 4 nước đồng chủ nhà đến từ Đông Nam Á hoàn toàn đủ sức làm nên chuyện chứ không chỉ cam phận "làm nền".

Pha kiến tạo của Minh Phương cho Công Vinh tại chung kết AFF Cup 2008 gặp Thái Lan thực ra là một tình huống phối hợp... lỗi. Đúng như kế hoạch, Công Vinh hút người và Minh Phương cần chuyền cho Việt Thắng. Nhưng bóng lại tìm đến cái đầu của Công Vinh và phần còn lại là lịch sử.

Một năm sau Asian Cup, Minh Phương tiếp tục kiến tạo cho Công Vinh ghi một bàn thắng lịch sử khác, đưa Việt Nam vô địch AFF Cup 2008. Anh vẫn luôn được nhắc đến như một trong những tiền vệ xuất sắc nhất nhất của đội tuyển.

Hình ảnh của Minh Phương sau này được tái hiện phần nào ở Xuân Trường , đặc biệt là ở những đường chuyền bóng tinh tế và các pha sút phạt hiểm hóc.

Việt Nam 2-0 UAE Asian Cup 2007 (Video: BLV Quang Huy)



Củng cố hồ sơ xử lý bệnh nhân 178 khai không trung thực khiến 12 y bác sĩ phải cách ly

Tối 31/3, ông Nguyễn Mạnh Hoạt, Phó Chủ tịch UBND huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên cho biết, huyện đã chỉ đạo công an cùng cấp củng số hồ sơ xử lý hành vi khái báo y tế không trung thực của nữ bệnh nhân số 178.

Ông Hoạt nói, hành vi khai báo "vòng vo" của nữ bệnh nhân đã khiến 12 cán bộ y bác sĩ của Bệnh viện Đa khoa huyện Đại Từ, cùng 8 bệnh nhân khác phải cách ly.

Hiện sức khỏe của họ đều ổn định, ngành y tế đã lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm và chờ kết quả.

Ngoài ra, Bệnh viện Đa khoa huyện trong vài ngày gần không thể đón tiếp bệnh nhân mới, chỉ điều trị các bệnh nhân cũ nhập viện trước thời điểm phát hiện ca bệnh.

"Chúng tôi đã chỉ đạo các Trạm y tế các xã trên địa bàn chủ động đón tiếp bệnh nhân, thành lập phòng khám đa khoa di động để chữa bệnh tạm thời cho bệnh nhân mới ngay giữa trung tâm huyện", ông Hoạt nói.

Nhắc lại thời điểm mới tiếp nhận nữ bệnh nhân số 178 , ông Hoạt bảo phải rất nhiều lần truy hỏi, cuối cùng nữ bệnh nhân mới chịu khai nhận trở về từ Bệnh viện Bạch Mai.

"Bà ấy ‘quay nhiều vòng’, đến 9h sáng hôm sau mới nhận về từ Bạch Mai, ngay sau khi bà ấy thừa nhận chúng tôi đã tổ chức lập biên bản ngay tại chỗ. Tiến hành cách ly, lấy mẫu bệnh phẩm đi xét nghiệm, cho phun khử trùng toàn bộ khu vực bệnh viện", ông Hoạt thông tin thêm.

Còn theo báo cáo của Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog chống dịch Covid-19 tỉnh Thái Nguyên, sau khi tỉnh có ca dương tính đầu tiên (bệnh nhân số 178) qua rà soát, thống kê đã xác định 47 trường hợp F1; 282 trường hợp F2 và 536 trường hợp F3.

Hiện, các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân số 178 đều đang được cách ly tập trung tại các cơ sở y tế; các trường hợp F2, F3 thực hiện cách ly theo quy định.

Ngoài ra có 513 trường hợp điều trị nội trú, ngoại trú, đi học tập hoặc thăm thân tại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 10/3 đến 28/3 đã được tiến hành lấy mẫu xét nghiệm.

Công an tỉnh Thái Nguyên cũng tăng cường các lực lượng rà soát, xác minh các trường hợp phải khai báo y tế theo các thông báo khẩn của Bộ Y tế, đồng thời, chỉ đạo Công an huyện Đại Từ hoàn thiện hồ sơ để xử lý nghiêm trường hợp bệnh nhân số 178 để răn đe, giáo dục chung trong cộng đồng.

Trước đó, sáng sớm 29/3, Bộ Y tế công bố ca bệnh số 178 là nữ, 44 tuổi, trú xã Phú Thịnh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Nữ bệnh nhân này làm việc cho công ty Trường Sinh, đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ đồ ăn cho Bệnh viện Bạch Mai.

Hiện theo thông kê từ Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai có tổng số 34 ca dương tính Covid-19 , trong đó có 23 ca là nhân viên của công ty Trường Sinh. Ngày 30/3, Cơ quan chức năng cũng nhận định nguồn lây nhiễm Covid-19 trong Bệnh viện Bạch Mai không xuất phát từ y bác sĩ, mà từ nhân viên của Công ty cung cấp dịch vụ này.

Chiến sự Syria: Tuyệt vọng phá nhà tù, xông lên tấn công, IS tổn thất đắng cay

Theo AMN, các tù nhân của tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đã tìm mọi cách thoát khỏi nhà tù Ghuweiran, Syria đêm qua một lần nữa nhưng tiếp tục bị Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) bắt giữ tại tỉnh Al-Hasakah.

Theo báo cáo, SDF đã nhanh chóng khôi phục trật tự sau khi các tù nhân Nhà nước Hồi giáo cố gắng thoát ra khỏi nhà tù Ghuweiran.

Các tù nhân ISIS ra sức trốn thoát khỏi nhà tù nhưng chúng không thể đi xa được Al-Hasakah. Một số kẻ khủng bố được tìm thấy tại các tòa nhà đang xây dựng dở, một số trốn trong các khu công nghiệp gần đó.

Một nguồn tin cho biết một số kẻ khủng bố IS đã chiếm được vũ khí hạng nhẹ khi thoát khỏi nhà tù và giúp chúng thuận lợi trong việc vượt ngục tuy nhiên thành công của chúng chỉ là tạm thời. Không lâu sau khi vượt ngục, chúng lại bị bắt và bị trừng phạt cay đắng.

Nhà tù trung tâm Ghuweiran có khoảng 5.000 tù nhân IS từ 54 quốc gia; đây là trung tâm giam giữ lớn nhất của nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo.

Chiến sự Syria: Tuyệt vọng phá nhà tù, xông lên tấn công, IS tổn thất đắng cay - Ảnh 2.

Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị thành lập lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp

Ngày 29/3, hãng tin Baladi News ủng hộ thánh chiến cho biết, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đang lên kế hoạch thành lập một lực lượng hỗn hợp với các nhóm Hồi giáo cực đoan ở Greater Idlib của Syria.

Baladi News dẫn các nguồn tin thông thạo về nội bộ Ankara cho biết, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thành lập 5 lữ đoàn biệt kích, trong đó có 3 lữ đoàn với nhóm Hồi giáo Công ty dịch thuật Sài Gòn Blog cực đoan Mặt trận Giải phóng Quốc gia (NFL), và 2 với nhóm Hồi giáo cực đoan Quân đội Quốc gia Syria (SNA).

Các lữ đoàn này sẽ nằm dưới quyền chỉ huy chung của các sĩ quan Thổ Nhĩ Kỳ và các chỉ huy chiến trường Syria, vốn được phương Tây huấn luyện trong thời gian chiến tranh ở Syria.

Mỗi lữ đoàn biệt kích sẽ có trong biên chế 1.500 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ và 1.500 tay súng Hồi giáo cực đoan Syria. Lực lượng mới được cho là sẽ mang tên là Lực lượng biệt kích đặc biệt (SCF). Tiến trình huấn luyện đào tạo được tổ chức tại các căn cứ quân sự bên trong Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong lực lượng này sẽ có khoảng 9.000 tay súng Syria, và sẽ được giao nhiệm vụ chiến đấu nếu lệnh ngừng bắn Nga -Thổ Nhĩ Kỳ bị vô hiệu hóa.

Sự hình thành của một lực lượng biệt kích đặc biệt ở quy mô này sẽ là một vấn đề rất lớn, nếu xét đến những liên kết đặc biệt giữa các nhóm khủng bố Hay’at Tahrir al-Sham (HTS, Al-Qaeda Syria), các nhóm theo tư tưởng al-Qaeda khác với SNA và NFL ở Greater Idlib. Dễ dàng thấy được, những tay súng được huấn luyện này sẽ là lực lượng bổ sung cho các nhóm thánh chiến để tấn công quân đội Syria.

Và như vậy, khi thỏa thuận ngừng bắn bị vô hiệu hóa, lực lượng biệt kích đặc nhiệm này sẽ phối hợp cùng với thánh chiến và quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành cuộc tấn công mở rộng vùng kiểm soát trên lãnh thổ Syria.

Nếu điều này thành hiện thực, Ankara đã không cần giấu giếm ý đồ của mình là chiếm đóng một phần lãnh thổ của Syria, tương tự như Israel với cao nguyên Golan.

Đánh nhân viên bệnh viện vì chuyện khẩu trang

Khoảng 23h ngày 30/3, một chiếc ôtô đưa người đến cấp cứu do tai nạn giao thông tại Trung tâm cấp cứu chống độc, Bệnh viện đa khoa Hùng Vương. Ba nam thanh niên và một bệnh nhân ra khỏi xe, tất cả không đeo khẩu tran nên bị nhân viên an ninh của bệnh viện nhắc nhở.

Toàn bộ vụ việc được camera an ninh bệnh viện ghi lại. Ảnh: Cắt từ video.

Sự việc được camera an ninh bệnh viện ghi lại. Ảnh: Cắt từ Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog video.

Nhân viên Nguyễn Phi Long bị một người trong nhóm chửi bới, xô ngã và liên tục đấm vào mặt, vào đầu.

Khi đội an ninh của bệnh viện cùng nam tài xế đi cùng vào can ngăn, người này mới dừng lại và ngay lập tức bị đưa ra khỏi bệnh viện. Hành vi của anh ta khiến anh Long thâm tím vùng mắt và sưng nề vùng mặt.

Nhà chức trách Phú Thọ đang điều tra sự việc.

Trước diễn biến phức tạp của Covid-19, Thủ tướng chỉ đạo từ ngày 16/3, người dân thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại nơi công cộng.

Hơn 850.000 người nhiễm nCoV toàn cầu

Thế giới ghi nhận 854.612 ca nhiễm nCoV và 42.044 người chết tại 202 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng lần lượt 72.578 và 4.435 ca so với 24 giờ trước. Italy là nước báo cáo số ca tử vong lớn nhất với 12.428 người.

Mỹ đến nay ghi nhận 188.172 ca nhiễm và 3.873 ca tử vong, tiếp tục là vùng dịch lớn nhất thế giới, theo số liệu từ Đại học Johns Hopkins. Như vậy, số ca tử vong vì nCoV tại Mỹ đã vượt Trung Quốc, nơi đang ghi nhận 3.305 người chết do dịch bệnh.

Tại bang New York, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh, Thống đốc Andrew Cuomo đã phải lên tiếng kêu gọi hỗ trợ y tế khẩn cấp trong bối cảnh số người chết do nCoV tại đây đã vượt 1.500.

Nhân viên y tế chuyển một bệnh nhân nghi nhiễm nCoV xuống khỏi xe cứu thương tại St Thomas ở London ngày 31/3. Ảnh: AFP.

Nhân viên y tế chuyển một bệnh nhân nghi nhiễm nCoV xuống khỏi xe cứu thương tại St Thomas ở London ngày 31/3. Ảnh: AFP.

Tổng thống Donald Trump hôm 30/3 cảnh báo 30 ngày tới là thời gian thách thức và cũng là 30 ngày rất quan trọng. Ông sẽ kéo dài chính sách "cách biệt cộng đồng" đến ngày 30/4 do lo ngại đỉnh dịch tại Mỹ có thể không đến trong hai tuần nữa.

Italy phát hiện thêm 4.035 ca nhiễm mới và 837 người tử vong, tổng số người nhiễm và chết đến nay lần lượt là 105.792 và 12.428. Tỷ lệ tử vong do Covid-19 tại Italy là gần 12%, mức cao nhất thế giới và gấp hơn hai lần tỷ lệ tử vong toàn cầu, theo Worldometer, trang web cập nhật số liệu Covid-19 thời gian thực.

Chính phủ Italy đã ban lệnh phong tỏa chưa từng có từ ba tuần trước nhằm ngăn nCoV lây lan, sau đó quyết định kéo dài biện pháp trên ít nhất tới giữa tháng 4. Hầu hết doanh nghiệp phải đóng cửa, khiến nền kinh tế Italy có nguy cơ rơi vào suy thoái nặng nề nhất trong nhiều thập kỷ.

Các cửa tiệm và nhà hàng dự kiến sẽ ngừng hoạt động ít nhất đến tháng 5. Không quan chức nào dám đưa ra dự đoán về thời điểm cuộc sống của người dân có thể trở lại bình thường.

Tây Ban Nha xác nhận thêm 7.967 ca nhiễm và 748 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết lên lần lượt 95.923 và 8.464, vượt qua Trung Quốc để trở thành vùng dịch lớn thứ ba thế giới.

Tây Ban Nha tự hào vì sở hữu một trong những hệ thống y tế hàng đầu, thậm chí từng được xếp hạng quốc gia khỏe mạnh nhất thế giới, theo nghiên cứu Bloomberg công bố năm ngoái. Tuy nhiên, hình tượng này đã bị Covid-19 "xô đổ", với một loạt vấn đề như thiếu bệnh viện, giường chăm sóc đặc biệt, kit xét nghiệm và thiết bị y tế cơ bản.

Madrid đang tìm cách tăng cường xét nghiệm, thu thập nguồn kit từ khắp nơi trên thế giới, với mục tiêu xét nghiệm 50.000 người/ngày, thay vì mức 20.000 hiện nay. Giới chức cũng đặt hàng số vật tư trị giá hàng triệu USD nhằm cung cấp cho hệ thống y tế đang bên bờ vực sụp đổ.

Đức ghi nhận thêm 4.923 ca nhiễm và 130 ca tử vong, nâng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 71.808 và 775. Là vùng dịch lớn thứ ba châu Âu, sau Italy và Tây Ban Nha, song tỷ lệ tử vong ở Đức chỉ 1%.

Ngoài ban hành quy định về hạn chế đi lại để ngăn dịch, chính quyền Đức còn áp dụng mô hình xét nghiệm diện rộng như Hàn Quốc nhằm xác định và cách ly sớm người bị nhiễm. Thủ tướng Angela Merkel, 65 tuổi, hôm 29/3 cho kết quả âm tính nCoV lần ba. Bà tự cách ly tại Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog căn hộ ở Berlin một tuần qua sau khi tiếp xúc với bác sĩ nhiễm nCoV.

Anh đến nay báo cáo 25.150 ca nhiễm nCoV, 1.789 ca tử vong, tăng lần lượt 3.009 và 381 ca so với một ngày trước đó. Trong số các ca nhiễm có Thái tử Charles , Thủ tướng Boris Johnson Bộ trưởng Y tế Matt Hancock .

Sau thời gian bị chỉ trích vì thiếu quyết liệt trong chống dịch, Thủ tướng Anh hôm 23/3 ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc nhằm ngăn nCoV, động thái chưa từng được thực hiện từ sau Thế chiến II. Tuy nhiên, nhiều người Anh vẫn tỏ ra thờ ơ với lệnh phong tỏa, tiếp tục tụ tập đông người và tổ chức các buổi tiệc tùng khiến cảnh sát phải giải tán.

Tại châu Á, Iran tiếp tục là vùng dịch lớn thứ hai khu vực, sau Trung Quốc, với 44.605 ca nhiễm và 2.898 ca tử vong sau khi ghi nhận thêm 3.110 ca nhiễm và 141 trường hợp tử vong. Chính phủ Iran cảnh báo dịch bệnh có thể kéo dài thêm vài tháng và khiến hơn 10.000 người thiệt mạng.

Iran đã đóng cửa trường học, hủy các buổi lễ cầu nguyện, đóng cửa quốc hội cũng như các địa điểm hành hương lớn của người Hồi giáo Shiite. Tổng thống Hassan Rouhani hôm qua cho biết chính quyền sẽ đóng cửa các công viên trên toàn quốc vào ngày 1/4, nhằm ngăn chặn những buổi dã ngoại gia đình thường diễn ra để đánh dấu ngày thứ 13 của kỳ nghỉ Tết Ba Tư. Ông kêu gọi người dân "thực hiện truyền thống vào lúc khác", nhấn mạnh ai vi phạm sẽ bị trừng phạt.

Tại Đông Nam Á , Malaysia là vùng dịch lớn nhất với 2.766 ca nhiễm và 43 người chết. Indonesia là vùng dịch chết chóc nhất khu vực với 136 người chết trong 1.528 người nhiễm, tỷ lệ tử vong gần 9%.

Nhiều chuyên gia lo ngại hệ thống y tế Indonesia có nguy cơ "sụp đổ" do thiếu giường bệnh, nhân viên y tế và các cơ sở chăm sóc đặc biệt nếu số ca nhiễm tiếp tục tăng.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia về sức khỏe cộng đồng do Covid-19 và thông báo biện pháp hỗ trợ người thu nhập thấp, bao gồm tăng cường phúc lợi xã hội, hỗ trợ lương thực, giảm giá điện và miễn thuế.

Vũ Hoàng (Theo Worldometer , AFP , Reuters )

Mỗi lít xăng đang 'gánh' bao nhiêu thuế, phí

Giải tỏa áp lực tài chính để người dân an tâm chống dịch

(Bài Ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.)

Thủ tướng yêu cầu cách ly xã hội trên toàn quốc , không tập trung quá hai người nơi công cộng, từ 0h ngày 1/4 và kéo dài trong 15 ngày theo nguyên tắc "gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh".

Việc chống dịch như chống giặc được đông đảo người dân ủng hộ. Tuy nhiên, việc thực hiện hiện nay đa phần là trông chờ vào ý thức của từng cá nhân. Vẫn còn đâu đó rất nhiều cá nhân, tổ chức xem thường hoặc cố tình làm trái với chỉ thị. Phải chăng những việc làm ấy còn tồn tại chính vì việc chế tài của pháp luật chưa đủ sức răn đe. Và cũng chính từ việc không đủ sức răn đe ấy khiến cho việc chống dịch càng trở nên phức tạp hơn.

Cần có biện pháp mạnh tay đối với những người cố tình vi phạm

Trước đây, khi tình hình dịch bệnh ở việt Nam dường như sắp chạm vào mốc thành công khi chúng ta sắp công bố là đã thành công phòng chống dịch thì bệnh nhân thứ 17 xuất hiện đã làm thay đổi mọi thứ. Và rồi tiếp sau đó là những trường hợp khác. Đa phần họ là những người có điều kiện kinh tế tốt, được đi du lịch, du học và trong đó có cả người là lãnh đạo của công ty. Tuy nhiên ý thức của họ đã khiến cho công cuộc chống dịch trong nước gần như đi vào vỡ trận. Nếu không nhờ vào sự chuẩn bị và tinh thần cảnh giác cao của các cơ quan thì có lẽ bây giờ tình hình đã khác. Nhưng bao nhiêu người trong số họ đã bị xử lý? Hay chỉ là vận động và rồi lại trông chờ ý thức.

Nỗi lo Đông Nam Á 'vỡ trận' như châu Âu

Những người nhập cảnh tìm cách khai gian để không bị cách ly. Việc trông chờ vào ý thức của cá nhân khi ấy vô tình khiến cho việc lần theo hành trình của người đó vất vả. Giá như khi ấy chúng ta cứng rắn hơn, cách ly những người nhập cảnh và hạn chế nhập cảnh thì có thể diễn biến có phần khác.

Và rồi đến những người đang cách ly nhưng tìm cách trốn cách ly. Người thì chuẩn bị xuất cảnh, người thì chạy sang tỉnh thành khác. Không cần biết vì lí do gì nhưng việc đang cách ly mà trốn như vậy cần phải được xử lý nghiêm và nặng vì biết đâu trong số đó có người mang mầm bệnh đi lây lan.

Và rồi có nhiều người lợi dụng tình hình dịch bệnh mà đăng bài câu view. Chưa bàn tới mục đích là gì, chỉ riêng việc gây hoang mang dư luận cũng đáng bị xử lý.

Với việc đóng cửa các tụ điểm, hàng quán...với mục đích tránh sự lây lan virus. Rất nhiều nơi đã tự giác chấp hành nghiêm chỉnh. Có nơi vẫn mở cửa kinh doanh nhưng vì chưa nắm được tình hình nhưng khi được giải thích rõ thì đã nhanh chóng hợp tác ngay mà không cần chờ đợi. Rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên, ở đâu đó, vẫn còn nhiều nơi cố tình phớt lờ lệnh đóng cửa. Vẫn tụ tập đông người như không có gì.

'Ở nhà trong hai tuần để dập tắt khi dịch còn là đốm nhỏ'

Mọi người khi ra đường hiện nay ngoài nón bảo hiểm thì khẩu trang là thứ không thể thiếu. Vừa bảo vệ bản thân vừa bảo vệ cộng đồng. Ấy vậy mà còn nhiều người ra đường không những không đeo khẩu trang mà còn khạc nhổ lung tung. Người đi sau hoặc xung quanh có bức xúc cũng không biết phải làm sao đành phải nuốt cục tức đó.

Người dân cả nước đang rất đồng lòng chống dịch

Từ việc chấp nhận thiệt hại kinh tế mà đóng cửa hàng quán, cơ sở kinh doanh. Từ việc hạn chế di chuyển, tự cách ly. Cho tới việc tự khai báo tình hình sức khỏe trên app y tế.

Các doanh nhân, nghệ sĩ, người nổi tiếng cũng liên tục có động thái đóng góp cho các cơ quan phòng chống dịch bệnh. Nhiều doanh nghiệp, cá nhân cũng có động thái ủng hộ. Từ người cao tuổi cho tới các em nhỏ. Nhiều thành phần trong xã hội đã đồng lòng chung tay phòng chống dịch bệnh. Điều này thật đáng quý. Nó như luồng năng lượng tiếp thêm sức mạnh cho đất nước trong công cuộc chiến đấu với dịch bệnh.

Người dân luôn luôn có tinh thần hợp tác. Nhưng, làm sao để cho mọi người vững vàng ý chí để kề vai sát cánh cùng nhau chiến đấu với dịch bệnh? Đó là sự cảm thông và hỗ trợ lẫn nhau trong lúc khó khăn này. Kinh tế bị ảnh hưởng là chung của toàn cầu chứ không riêng cá nhân nào. Chỉ là lúc này, sự giàu nghèo càng được thể hiện rõ.

Bài học từ tỷ lệ tử vong thấp ở Đức

Khó khăn thì ai cũng có. Nhưng liệu có hiểu và cảm thông cho nhau không là chuyện khác. Ở đâu đó, các chủ nhà trọ, chủ cho thuê giảm tiền cho thuê hoặc miễn tiền thuê trong thời gian. Ở đâu đó, mạnh thường quân hỗ trợ cho những người đang gặp khó khăn. Nhưng cũng Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog ở đâu đó, những chủ nhà trọ, chủ cho thuê không miễn giảm mà còn tăng tiền hoặc nhất quyết không cho nợ.

Ở đâu đó, những thành phần lợi dụng dịch bệnh lừa đảo bắt đầu tìm cách hoạt động mạnh hơn. Các trung tâm, cơ sở kinh doanh bị ảnh hưởng thì người đồng hành chia sẻ, thấu hiểu vẫn là người lao động, người làm thuê. Họ hỗ trợ doanh nghiệp, công ty bằng hình thức chấp nhận giảm tiền lương, nghỉ không lương....Họ đã đều hợp tác và chấp nhận rất nhanh.

Nhưng còn các đơn vị khác thì sao? Cứ có cảm giác dường như các đơn vị ấy vẫn bình chân như vại và theo kiểu "chưa nắm được thông tin". Điện, nước, internet là những cái mà ai cũng phải sử dụng. Không đi làm thì phải ở nhà. Ở nhà thì phải sử dụng dù có hạn chế cách mấy thì vẫn phải thừa nhận rằng lượng tiêu thụ vẫn tăng so với bình thường.

Kế đến là các tổ chức tín dụng, ngân hàng vẫn "bình chân như vại" tới ngày gọi điện nhắc nợ, đòi nợ và thậm chí là dọa kiện. Trong khi trước đó, tình hình dịch bệnh chưa có nghiệm trọng như bây giờ thì lãi suất tiết kiệm đã được giảm nhưng lãi suất cho vay thì tới giờ vẫn được trả lời là "chờ"!

Chiến thuật 'đánh giặc' Covid-19 của các nước

Thật sự phải mong chờ vào sự chỉ đạo của cơ quan chức năng, vào lòng tin của mọi người. Cái ý chí đó cần phải được tiếp thêm sức mạnh. Thử hình dung: Hàng ngày bị chủ cho thuê đòi tiền nhà. Mỗi ngày bị tổ chức cho vay gọi điện gây áp lực vì chưa đóng tiền. Chưa kể nếu điện, nước, internet bị cắt vì chưa đóng tiền được. Thì khi ấy sẽ ra sao? Mong rằng những viễn cảnh ấy sẽ không xảy ra.

Nếu vậy thì bây giờ mong các cơ quan chính quyền cần mạnh tay để có biện pháp ngăn sự lây lan của dịch bệnh. Không thể chỉ dừng ở mức tự giác hoặc vận động nữa mà cần cưỡng chế các trường hợp vi phạm.

Xin mạnh dạn đề xuất: Với phương án tìm và cách ly. Tiến hành khử khuẩn ở các địa phương. Mặc dù có tốn kém ban đầu nhưng khả năng ngăn chặn được sự lây lan sẽ cao hơn. Giúp việc chống virus sau này đỡ tốn kém và vất vả hơn.

Tiến hành tổ chức xét nghiệm nhanh lưu động tại các địa phương như Hà Nội đang tiến hành. Mạnh tay đóng cửa tạm thời các tụ điểm như quán bar, vũ trường, những nơi tập trung đông người.

Hai lối suy nghĩ về khẩu trang của người Á- Âu

Nếu địa phương nào để phát hiện những nơi này còn mở cửa kinh doanh thì những người đứng đầu địa phương đó phải chịu trách nhiệm. Hãy công bố đường đây nóng của mỗi địa phương một cách rộng rãi hơn. Mạnh tay xử lý các cá nhân, tổ chức vi phạm như: khai báo gian, trốn cách ly, đã cách ly nhưng vẫn cố tình nhận đồ từ bên ngoài, cố tình kinh doanh để tụ tập đông người, ra đường hay tới nơi công cộng không đeo khẩu trang, khạc nhổ bừa bãi ....

Cũng cần kiểm tra và xử lý cả những trường hợp được người dân phản ánh. Cần điều tiết giá cả mặt hàng lương thực hợp lý. Và yêu cầu các tổ chức tín dụng cần giãn nợ trong thời gian này. Khi áp lực kinh tế lúc này được giảm đáng kể thì người dân mới có thể yên tâm và đồng lòng hợp tác cùng chống dịch. Áp lực của người dân còn nặng thì sẽ còn nhiều trường hợp cố tình tìm cách vi phạm. Rất mong rằng tình hình dịch bệnh sẽ sớm được đẩy lùi.

Chia sẻ bài viết của bạn cho mục Ý kiến tại đây .

Nguyễn Như Thông

Chuyện từ những tấm vé số cuối cùng trước giờ "cách ly toàn xã hội" ở Sài Gòn: "Mai dừng rồi, ngoại ở nhà không đi bán nữa mà gạo cũng hết rồi"

" Nay ngoại bán bữa nữa rồi nghỉ, mà nghỉ rồi không biết làm sao, lấy cái gì để ăn" - ngoại Linh đưa một tay gạt nước mắt, một tay nắm xấp vé số đang bán dở, thở dài...

Chuyện từ những tấm vé số cuối cùng trước giờ cách ly toàn xã hội ở Sài Gòn: Mai dừng rồi, ngoại ở nhà không đi bán nữa mà gạo cũng hết rồi - Ảnh 1.

Xấp vé số cuối cùng của ngoại Linh chiều 31/3.

Với nhiều người ở Sài Gòn, vé số kiến thiết được xem là một điều may mắn, không ít người đã đổi đời nhờ những tấm vé số. Nhưng với ngoại Linh và nhiều người bán vé số khác, những tấm "giấy lộn" đầy màu sắc này là chiếc cần câu cơm, phương tiện sống duy nhất để họ có thể bám trụ ở Sài Gòn.

Những tấm vé số cuối cùng...

Việc dừng xổ số kiến thiết từ 1/4 khiến không ít người bán vé số ở Sài Gòn rơi vào cảnh mất trắng nguồn thu nhập.

11h trưa ngày 31/3, đường phố Sài Gòn vắng vẻ hơn khi nhiều người đã hạn chế ra đường, hàng quán thì treo biển đóng cửa để phòng chống dịch Covid-19. Ngồi nép ở góc ngay ngã tư đường Bình Quới - Thanh Đa, một cụ bà lớn tuổi, khòm lưng đếm những tờ vé số còn lại trên tay, chốc chốc hướng mắt về phía những người ít ỏi đang chạy trên đường, chờ đợi.

Chuyện từ những tấm vé số cuối cùng trước giờ cách ly toàn xã hội ở Sài Gòn: Mai dừng rồi, ngoại ở nhà không đi bán nữa mà gạo cũng hết rồi - Ảnh 3.

Ngoại Linh xúc động khi nghĩ đến những ngày sắp tới, tiền gạo, tiền sinh hoạt phí mỗi ngày.

Đã hơn 1 tuần qua, lượng vé số mà ngoại Linh (76 tuổi, quê Đắk Lắk) bán được mỗi ngày đã giảm hơn một nửa vì vắng người mua. Nhưng vì cuộc sống mưu sinh, ngoại vẫn bám trụ, lang thang khắp nẻo đường ở Bình Thạnh để bán vé số, vậy mà...

"Mai dừng hẳn rồi, ngoại ở nhà không đi bán nữa, mà gạo cũng hết rồi" , ngoại Linh buồn bã nói.

Kể từ lúc bỏ nhà vào Sài Gòn vì buồn chuyện con cái, những tấm vé số giúp ngoại Linh có đủ cơm ngày 3 bữa.

Dù có tận 4 người con, điều kiện kinh tế khá giả nhưng vì buồn chuyện con cái, ngoại Linh quyết định bỏ nhà ở quê để vào Sài Gòn, tự bươn chải kiếm sống. Tuy có vất vả nhưng số tiền mà ngoại kiếm được mỗi ngày từ những tấm vé số cũng giúp ngoại có cơm no ngày ba bữa. "Ngoại nghe bên phường bảo sẽ hỗ trợ cho người bán vé số, ngoại mừng quá, ngoại biết giờ đang dịch con virus, ai cũng sợ, chỉ mong nó mau mau qua để mọi người còn có công ăn việc làm" , ngoại Linh nói.

Chuyện từ những tấm vé số cuối cùng trước giờ cách ly toàn xã hội ở Sài Gòn: Mai dừng rồi, ngoại ở nhà không đi bán nữa mà gạo cũng hết rồi - Ảnh 5.

Góc đường Trần Hưng Đạo cũng vắng vẻ hơn mọi ngày.

Chú Thành và những tờ vé số cuối cùng, chú cho biết bán vé số để phụ con cái nuôi cháu, những ngày tới rồi chẳng biết tính sao.

Cũng giống như ngoại Linh, chú Thành (bán vé số trên đường Trần Hưng Đạo, quận 1) cho biết 15 ngày tới, có thể là dài hơn là khoảng thời gian "ám ảnh" nhất mà chú sắp trải qua. Bị khuyết tật, mất cả đôi chân, chiếc xe lăn và bán vé số là cần câu cơm giúp chú bám trụ ở Sài Gòn. Giờ dừng bán ít nhất 15 ngày, chú chẳng biết tính sao...

"Nghĩ giận con virus dễ sợ, tự nhiên vì nó mà chú được nhàn rỗi" - chú Thành cười đau xót.

Căn nhà vé số chẳng còn tiếng nói cười...

Chuyện từ những tấm vé số cuối cùng trước giờ cách ly toàn xã hội ở Sài Gòn: Mai dừng rồi, ngoại ở nhà không đi bán nữa mà gạo cũng hết rồi - Ảnh 7.

Căn nhà hơn chục người bán vé số sinh sống chỉ còn lại 3 người.

Nằm sâu trong con hẻm 406 (đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 3, TP.HCM), căn nhà trọ nhỏ là nơi sinh sống của hơn 10 người bán vé số dạo mưu sinh. Đã 5 ngày trôi qua, chú Nguyễn Thanh Hưởng (65 tuổi, quê Phú Yên) cùng 2 đồng nghiệp đành ở nhà vì không còn bán vé số được nữa.

"Ra đường thì chẳng ai mua, hàng quán đóng cửa, chú phải ở nhà thôi. Mấy người kia về quê hết rồi, chỉ còn 3 người chú, 1 thằng tật với 1 ông bạn già, ráng bám trụ chứ biết sao" , chú Hưởng nói.

Chú Hưởng cho biết sau tai nạn, chú bị mất 1 chân, phải lắp chân giả để đi lại, mưu sinh bằng việc bán vé số.

Theo chú Hưởng, một phần vì không đủ tiền để mua vé xe đò về quê, phần còn lại chú sợ khi về nhà lỡ có gì lại ảnh hưởng đến mọi người nên quyết định ở lại Sài Gòn. Trước kia, mỗi ngày chú dùng chiếc chân giả, lắt nhắt đạp xe khắp mọi ngõ ngách để bán khoảng 200 tờ vé số, giờ thì chẳng còn tờ nào.

"Mấy nay bán ế quá, chú tính nghỉ vài hôm rồi đi bán lại, mà giờ nghe thông báo tạm dừng luôn rồi, chú chẳng biết sống sao nữa. Chỉ mong có đủ gạo nấu cơm trong 15 ngày tới thôi" - chú Hưởng trầm tư.

Chuyện từ những tấm vé số cuối cùng trước giờ cách ly toàn xã hội ở Sài Gòn: Mai dừng rồi, ngoại ở nhà không đi bán nữa mà gạo cũng hết rồi - Ảnh 9.

Nụ cười nghẹn của chú Hưởng khi nghĩ đến những ngày tháng bán vé số cùng mọi người.

"Mấy ngày trước chú còn nói với ông già đồng nghiệp, cũng may vé số vẫn còn được bán, dù ế ế mà ngày nào cũng kiếm dăm bảy chục mua gạo nấu cơm, hai người còn cười đùa với nhau, động viên nhau ở lại Sài Gòn để bán, cái chân chú bị tật đó giờ, chỉ có cái nghề này mà mưu sinh" - chú Hưởng nói.

Ngồi trong căn nhà trọ ọp ẹp, 3 người lặng lẽ nhìn nhau, chẳng nói chẳng cười, Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog những ngày sắp tới, họ chẳng biết sẽ sống như thế nào khi cơm ngày ba bữa chẳng còn đủ no.

Chuyện từ những tấm vé số cuối cùng trước giờ cách ly toàn xã hội ở Sài Gòn: Mai dừng rồi, ngoại ở nhà không đi bán nữa mà gạo cũng hết rồi - Ảnh 10.

Chàng thanh niên trẻ dừng lại tặng cụ bà một thùng mì chiều 31/3.

Những hình ảnh của người bán vé số, tăm bông ở Sài Gòn trước khi có quyết định ngưng hoạt động.

Chiều 31/3, dừng chân lại một góc đường Trần Hưng Đạo, hình ảnh nam thanh niên chạy chiếc xe máy vội dừng lại, gửi tặng bà cụ còng lưng thùng mì hay cô gái trẻ mang bịch đồ ăn đến gửi cho ông cụ nhặt ve chai khiến chúng tôi thật sự xúc động. Dù cho người người, nhà nhà đang chịu thiệt hại nặng nề về kinh tế do dịch bệnh nhưng sự tương thân tương ái, sẻ chia nhau vẫn được lan tỏa khắp nơi...

Chuyện từ những tấm vé số cuối cùng trước giờ cách ly toàn xã hội ở Sài Gòn: Mai dừng rồi, ngoại ở nhà không đi bán nữa mà gạo cũng hết rồi - Ảnh 12.

Nụ cười hạnh phúc của chú nhặt ve chai khi được cô gái trẻ dừng lại tặng túi quà... Sài Gòn vẫn luôn như thế, dẫu khó khăn nhưng sự san sẻ cho nhau khiến ai cũng thấy ấm lòng. Hi vọng những ngày sắp tới, sự chung sức, đồng lòng của tất cả mọi người sẽ giúp đất nước vượt qua dịch bệnh, ổn định đời sống cho người dân.

'Sống chậm' trong khu cách ly Bạch Mai

Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái, 48 tuổi, là Trưởng khoa C4, Viện Tim mạch, Bệnh viện Bạch Mai. Khoa được cách ly sau khi phát hiện một bệnh nhân Covid-19 điều trị tại đây, ngày 20/3.

5 giờ chiều, trừ những người đang trong ca trực và điều trị bệnh nhân tại tầng một, các y bác sĩ đều tập thể dục. Người nhảy, người hít đất, người chạy bộ dọc hành lang... để giảm căng thẳng và đỡ buồn chán khi cách ly dài ngày.

"Đây là lần đầu tiên chúng tôi tập thể dục tại bệnh viện cũng là lần đầu tôi được ở cạnh đồng nghiệp 24/24 giờ lâu đến như vậy. Gần nửa tháng rồi", bác sĩ Thái chia sẻ.

Khoa C4 là nơi một điều dưỡng của Bạch Mai điều trị trước khi phát hiện nhiễm bệnh Covid-19. Ngay trong đêm, toàn bộ 84 người, bao gồm 34 nhân viên y tế, 24 bệnh nhân, 26 người chăm sóc bệnh nhân được cách ly. Trong đó, có hai điều dưỡng đang mang thai .

Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái, trưởng khoa C4, Viện Tim Mạch, bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Bệnh viên cung cấp

Bác sĩ Nguyễn Quốc Thái, Trưởng Khoa C4, Viện Tim Mạch, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Từ ngày cách ly, công việc khám chữa bệnh vẫn duy trì. Để giảm áp lực công việc, nhân viên y tế được chia thành từng kíp 4 người gồm hai bác sĩ, một điều dưỡng, một học viên. Mọi người phải thay phiên nhau trực, khám, điều trị và chăm sóc bệnh nhân.

Ngày 29/3, một bệnh nhân bị viêm nội tuần hoàn nhiễm khuẩn, có kèm biến cố đột quỵ bắt buộc phải chuyển ra ngoài để chụp chiếu, cắt lớp sọ não. Khi đó, bác sĩ đề xuất bệnh viện đưa bệnh nhân từ trong khu cách ly ra ngoài, mặc đồ bảo hộ và có một đội hỗ trợ ở vòng ngoài vì bác sĩ trong khoa C4 không được phép ra ngoài. Hiện, bệnh nhân nằm tại khoa cấp cứu C1, không đưa trở lại khu cách ly để tránh lây nhiễm.

Trong khoa còn một bệnh nhân nặng phải chạy thận nhân tạo, phải điều trị tích cực, hạn chế chạy thận vì yêu cầu khi chuyển ra ngoài rất phức tạp và nhiều quy trình.

Một số công việc khác như theo dõi tình hình sức khỏe người nhà, giải quyết vấn đề phát sinh. Chỉ cần có dấu hiệu nghi ngờ sẽ được xét nghiệm, chẩn đoán ngay.

"Đây là lần đầu tiên bác sĩ phải theo dõi cùng lúc cả tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và người nhà của họ", bác sĩ nói.

Trong Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog ngày đầu cách ly, một người nhà "bệnh nhân tiếp xúc gần với bệnh nhân 86", bị sốt nên được chuyển sang bệnh viện Nhiệt đới Trung ương để theo dõi. Kết quả hiện âm tính. Nhiều người hoang mang, chỉ cần hắt hơi, sổ mũi là đã nghĩ ngay đến Covid-19. Do đó, ngoài điều trị, bác sĩ còn giải quyết tâm lý, ổn định tinh thần cho mọi người.

Toàn bộ nhân viên y tế ở C4 và người nhà, người bệnh đã được lấy mẫu xét nghiệm 2 lần, đều có kết quả âm tính. Ngày 31/3 lấy mẫu lần 3.

Các bác sĩ chụp tấm hình kỷ niệm ở ngoài khu vực sảnh tiếp đón. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Các y bác sĩ chụp hình kỷ niệm ở ngoài khu vực sảnh tiếp đón C4. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Trở lại phòng làm việc, bác sĩ Thái khử khuẩn cho mình rồi tiếp tục với báo cáo đang viết dở. Anh cho biết điều anh lo lắng nhất hiện nay là việc kéo dài thời gian cách ly đến gần cuối tháng 4, dù đã có kết quả xét nghiệm âm tính tức là cơ thể hoàn toàn không bị nhiễm bệnh.

"Tâm lý ai cũng nặng nề khi nghe tin, tôi cũng vậy", bác sĩ nói. "Ngoài kia, đồng nghiệp đang chiến đấu mỗi ngày để chống dịch còn chúng tôi lại như đang dừng lại một chỗ".

Bác sĩ cho biết vẫn động viên đồng nghiệp vững vàng trong mọi hoàn cảnh. Thời gian rảnh, các y bác sĩ tranh thủ đọc sách, viết báo, xem tài liệu, làm luận án..., cố gắng không để lãng phí thời gian. Mọi người bảo nhau, đây giống như những ngày "sống chậm" sau thời gian dài quá tải công việc tại bệnh viện tuyến cuối.

"Tôi mong ngóng ngày hết hạn cách ly để trở lại cuộc chiến chung chống dịch. Chỉ cần tất cả chúng ta, từ bác sĩ, bệnh nhân đến người cách ly và cả người dân không ai đứng ngoài cuộc, cuộc chiến này nhất định thắng lợi", bác sĩ Thái nói.

Khoa C4 Bạch Mai
 
 
Khoa C4 Bạch Mai

Nhân viên y tế khoa C4, Bệnh viện Bạch Mai tranh thủ thời gian buổi chiều để tập thể dục, rèn luyện sức khỏe.

Thùy An

Bộ đội chắt chiu từng giọt nước khi bám đường biên chống dịch

Chốt kiểm soát phòng chống Covid-19 ở mốc 170 (3) được lập ngày 30/1, trên gò đất phẳng phía đông huyện Mường Khương, cách biên giới ở ngã ba sông Xanh Công ty CP dịch thuật miền trung - MIIDtrans Blog - sông Chảy chừng một km.

Đứng ở mái lán nhỏ lợp bằng cỏ tranh, Lù A Vinh và đồng đội có thể nhìn rõ phía dưới, nơi bên trái là nhà máy thuỷ điện của Trung Quốc, bên kia sông là chốt của đồn Biên phòng Simacai (tỉnh Lào Cai). Nhiệm vụ của các anh là chốt chặn, kiểm soát người qua lại biên giới trái phép để ngăn dịch bệnh lây lan.

Bộ đội Biên phòng chốt 170 (3) quan sát dọc biên giới, phía dưới là ngã ba sông Xanh - sông Chảy, nơi có nhà máy thuỷ điện của Trung Quốc (ngôi nhà to) và bên kia sông là chốt chặn của đồn Biên phòng Simacai.

Bộ đội Biên phòng chốt 170 (3) quan sát dọc biên giới, phía dưới là ngã ba sông Xanh - sông Chảy, nơi có nhà máy thuỷ điện của Trung Quốc (ngôi nhà to) và bên kia sông là chốt chặn của đồn Biên phòng Simacai. Ảnh: Gia Khâu

Xách chiếc ấm đun nước khói bám đen, Vinh mở nắp, đổ đầy nước, đặt lên bếp kê tạm bằng đá và ba thanh sắt. Mỗi ấm khoảng 3 lít, đủ cho bốn người uống trong một ngày. "Riêng nước uống, nước nấu cơm, canh cũng đã hơn 10 lít, nên lượng nước 10 lít còn lại phải dùng rất tiết kiệm mới đủ cho hai ngày", anh nói.

Vinh rửa rau trong chậu nước màu vàng đục. Đây là nước được những người lính lấy dưới sông lên để rửa rau, rửa bát..., khi nào sạch mới tráng lại bằng nước mang từ đồn. "Nước sông ô nhiễm lắm, nhưng quanh chốt vài cây số không có nổi một khe nước nhỏ nên bắt buộc phải dùng thôi", Vinh cho hay.

Bữa cơm chiều biên giới đạm bạc và nhanh chóng kết thúc dưới ráng chiều vàng vọt. Dọn dẹp xong, cả bốn người đi tuần dọc bờ sông đến 23h về lán, tiếp tục thay nhau gác đến sáng. Cả ngày tuần tra rồi vào bếp nấu cơm, lớp mồ hôi này chưa kịp khô thì lớp khác đã túa ra khiến chiếc áo Vinh mặc khô cong. Anh chỉ dám lấy chút nước làm ướt khăn, lau mặt rồi lau qua người, ngả lưng xuống tấm ván kê trong lán chợp mắt, chờ đến ca gác.

"Điều kiện sinh hoạt khó khăn, để đảm bảo sức khoẻ cho bộ đội, cứ hai ngày một lần, chúng tôi lại thay ca, để những người trực được về đồn tắm giặt, nghỉ ngơi, khi quay lại thì mang theo nước ra chốt", đại úy Tẩn Sành Nhàn, Chính trị viên phó, người được giao phụ trách chốt 170 (3) cho hay.

Đại uý Lù A Vinh luộc rau, chuẩn bị bữa cơm cho đồng đội đang gác. Ảnh: Gia Khâu

Đại uý Lù A Vinh luộc rau, chuẩn bị bữa cơm cho đồng đội đang gác. Ảnh: Gia Khâu

Cách đó vài km, cán bộ, chiến sĩ ở chốt 168 (2) cũng sống trong cảnh thiếu nước sạch trầm trọng. Dù quãng đường từ đồn đến chốt gần hơn so với 170 (3), nhưng nước sạch không thể đưa từ đồn vào do đường đi quá khó khăn. Một bên là núi cao, một bên vực sâu, đoạn đường 8 km đã bị mưa lớn xói mòn trơ đá với nhiều khúc cua tay áo, chỉ những người giàu kinh nghiệm mới có thể lái xe qua.

Để có nước nấu ăn, từ ngày đầu lập chốt, bộ đội chia nhau đi tìm mạch nguồn, khe suối. May mắn là cách chốt vài cây số có một mạch nước nhỏ, người dân dùng dây dẫn về chân ruộng để làm nương. Hàng ngày, những lúc rảnh rỗi, bộ đội lại xách can nhựa đi hứng nước.

"Nước ở đây bị nhiễm đá vôi nên sau khi lấy về chúng tôi phải lắng nhiều lần mới dùng được. Chắc là vẫn chưa sạch vì ấm nhôm đun nước sau vài hôm đã bị một lớp bột trắng bám đáy. Đời lính ăn núi ngủ rừng, anh em chấp nhận thôi", thiếu tá Lê Văn Khương nói.

Cũng như đồng đội chốt trên, anh Khương không có nước tắm dù chốt ở cạnh sông do nước nhuốm màu xanh ô nhiễm. Mái lán giữa thung lũng cũng khô khốc khi hàng ngày hứng những đợt gió nóng hanh hao.

Thiếu tá Đinh Công Vỹ và Tống Hồng Vân ở chốt 168 (2) vác nước hứng từ khe suối nhỏ về lán nấu ăn và sinh hoạt. Ảnh: Hoàng Thuỳ

Thiếu tá Đinh Công Vỹ và Tống Hồng Vân ở chốt 168 (2) vác nước hứng từ khe suối nhỏ về lán nấu ăn và sinh hoạt. Ảnh: Hoàng Thuỳ

Trung tá Đinh Văn Lào, Chính trị viên đồn Biên phòng Tả Gia khâu cho hay, khu vực đồn đóng quân được ví là "Trường Sa cạn" vì điều kiện khí hậu khắc nghiệt, ít mưa, thiếu nước. Thổ nhưỡng ở đây chỉ toàn đá xít nghèo chất dinh dưỡng và không giữ nước, mỗi khi mưa xuống nước lại trôi tuột đi. Cả vùng chỉ có một nguồn nước duy nhất từ khe đá trên núi Phìn Chư, cách đơn vị hơn 5 km.

Theo anh Lào, năm ngoái vẫn còn cảnh ban ngày bà con đi lấy nước để sản xuất và sinh hoạt, chiều tối mới đến lượt bộ đội nên Đồn có hẳn "đội săn nước đêm". Để những người lính và nhân dân ở Tả Gia Khâu bớt khổ, gần đây Bộ Quốc phòng đã đầu tư hơn 10 tỷ đồng dẫn nước về đồn, người dân trong vùng có thể đến lấy về sử dụng. Tuy vậy, các chốt phòng chống Covid-19 hiện nay đều đóng cách xa đồn, đường xá đi lại khó khăn.

Đại tá Kiều Phi Hùng, phó chỉ huy, tham mưu trưởng Biên phòng Lào Cai nghẹn lời khi nhắc đến những đồng đội đang làm nhiệm vụ chốt chặn ở biên giới. "Thời tiết khắc nghiệt, nước thiếu đến nỗi cây cối còn không sống được, người dân bỏ đi nơi khác sống, nhưng bộ đội vẫn ở đó, vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ mà không một lời than thở", anh nói.

Bộ đội Biên phòng Tả Gia Khâu, Lào Cai canh biên giới
 
 
Bộ đội Biên phòng Tả Gia Khâu, Lào Cai canh biên giới

Bộ đội biên phòng Lao Cai tuần tra đường biên trong mùa dịch. Video: Đức Nguyễn

Vừa qua biên phòng Lào Cai lập 41 chốt kiểm soát dịch bệnh, đặt tại các đường mòn, lối mở dọc biên giới trải dài hơn 182 km.

Hàng ngày, các tổ công tác gồm bộ đội biên phòng, dân quân, tự vệ địa phương... đi tuần tra, kiểm soát liên tục để ngăn chặn người xuất, nhập cảnh trái phép, không để dịch bệnh xâm nhập vào nội địa.